Ê buốt răng - Nguyên nhân và cách khắc phục

Thế nào là hiện tượng ê buốt răng?
Ê buốt răng (hay còn gọi là răng nhạy cảm) là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà hoặc triệu chứng ê buốt chân răng. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh ăn, uống đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc khi hít thở trong điều kiện không khí có nhiệt độ thấp gây cảm giác ê buốt hoặc đau răng, Cơn đau nhức răng của hiện tượng này thường không kéo dài mà chỉ xuất hiện và biến mất trong một khoảng thời gian ngắn.
Nhiều người đang xem nhẹ tình trạng này mà không biết rằng nếu không phát hiện và giải quyết kịp thời, triệu chứng ê buốt sẽ ngày càng nặng thêm và thậm chí có thể dẫn đến viêm tủy. Ngoài ra, nó cũng sẽ khiến cho cuộc sống trở nên khó chịu khi phải kiêng khem quá mức và luôn ám ảnh về cảm giác ê buốt.
Ê buốt răng gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt răng
2.1. Ê buốt răng do mòn bể mặt nhai
Răng bị mòn mặt nhai là hiện tượng bề mặt nhai của răng (đỉnh răng) bị mòn và mất mô răng. Khi lớp men răng mất đi, cấu trúc răng sẽ bị thay đổi và tạo ra vết lõm nông hoặc sâu trên mặt nhai của răng. Ở mức độ nhẹ, mòn mặt nhai chỉ xảy ra ở lớp men răng. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, răng không chỉ bị mòn ở lớp men mà lớp ngà răng cũng bị ảnh hưởng. Ngà răng bị lộ sẽ tiếp xúc với đồ ăn, thức uống khiến cho răng có cảm giác ê buốt và lung lay, thậm chí xuất hiện những cơn đau nhức đến tận chân răng.
Mòn bể mặt nhai là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ê buốt răng
2.2. Ê buốt răng do tụt nướu
Tụt nướu răng theo thời gian sẽ để lộ lớp ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng và khiến chúng phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, axit trong nước bọt và trong thực phẩm chuyển hóa. Từ đó, chân răng bị mòn, men răng bị mài mỏng, dẫn đến những kích thích cho hệ thống dây thần kinh bên trong khiến răng ê buốt.
Tụt nướu khiến ngà răng tiếp xúc với môi trường bên ngoài và dẫn đến ê buốt
2.3. Ê buốt răng do chăm sóc răng miệng sai cách
Đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải quá cứng, đánh răng nhiều lần trong ngày hay sử dụng nước súc miệng có chứa axit trong thời gian dài có thể gây mòn men răng, làm lộ lớp ngà, khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt.
Sử dụng nước súc miệng quá nhiều có thể gây ê buốt răng
2.4. Ê buốt răng do những thói quen xấu
Một số thói quen xấu hàng ngày có thể khiến răng bị ê buốt:
- Thói quen nghiến răng khiến men răng mòn dần theo thời gian, kéo theo hệ lụy là ê buốt răng.
- Ăn thực phẩm có tính axit gây hại đến lớp men răng, dẫn đến ê buốt răng. Các loại thực phẩm có tính axit phổ biến như: Ngũ cốc, đường, một số chế phẩm từ sữa, thực phẩm giàu protein và nước ngọt có gas.
2.5. Ê buốt răng do các thủ thuật nha khoa
Ê buốt răng còn có thể xuất hiện sau các thủ thuật nha khoa như cạo vôi, làm láng chân răng, bọc mão răng giả hay các quy trình phục hình răng khác.
Các phương pháp làm giảm ê buốt chân răng
3.1. Trường hợp răng bị ê buốt nhẹ
Những cách chăm sóc răng khi gặp tình trạng ê buốt ở mức độ nhẹ:
- Vệ sinh răng miệng hợp lý bằng cách đánh răng 2 lần/ ngày kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa đúng cách để không có mảng bám thức ăn nào sót lại trên răng.
- Đánh răng bằng nước ấm 30-40 độ C để giảm ê buốt răng.
- Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm hoặc kem đánh răng có chứa Fluoride để tăng cường men răng và giảm đau hiệu quả.
- Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm để bề mặt răng ít bị mài mòn và nướu ít bị kích ứng hơn.
Đánh răng đúng cách có thể khắc phục tình trạng ê buốt răng
- Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều axit, đồ cay, thức ăn quá nóng hoặc lạnh,
- Tăng cường bổ sung Canxi bằng cách sử dụng các loại thực phẩm giàu Canxi như bơ, sữa hoặc các loại rau xanh như bông cải xanh, quả hạnh nhân và các loại quả đậu khô.
- Thường xuyên đi khám răng và cạo vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng.
3.2. Trường hợp răng bị ê buốt nghiêm trọng
Trong trường hợp răng bị ê buốt nặng, cách duy nhất để giải quyết là áp dụng các biện pháp chuyên khoa. Nếu răng hàm bị ê buốt do chấn thương hoặc mòn răng, tùy vào số lượng các mô răng bị mất, nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp phục hình phù hợp, có thể là trám răng hoặc bọc răng sứ:
- Trám răng: Bác sĩ sẽ tiến hành sẽ vệ sinh vùng răng bị ê buốt, sau đó dùng vật liệu chuyên dụng để trám lên răng, thay thế men răng bị mất để không gây ảnh hưởng đến lớp ngà răng nhạy cảm bên trong.
Trám răng giúp thay thế men răng bị mất và giảm tình trạng ê buốt
- Bọc răng sứ: Phương pháp này chỉ áp dụng khi tình trạng men răng bị mài mòn quá nặng. Nha sĩ sẽ mài bớt một lớp men răng bên ngoài tạo sự đồng đều, sau đó chụp mão răng sứ bên trên để tránh tác động trực tiếp đến toàn bộ răng thật bên trong gây ê buốt.
Bọc răng sứ vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa cải thiện tình trạng ê buốt răng
Trường hợp răng bị ê buốt do các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu…, bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật điều trị phù hợp như cạo vôi, điều trị nội nha, phục hình răng hay thậm chí là nhổ răng.
Nha khoa LISIAM - Giải pháp cho vấn đề ê buốt răng
Khi bị ê buốt răng kéo dài gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, bệnh nhân cần sớm đến thăm khám tại nha khoa để khắc phục tình trạng này và tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn. Với tiêu chí đặt khách hàng lên hàng đầu, Nha Khoa LISIAM là một địa điểm chăm sóc răng đáng tin cậy mà quý khách nên lưu tâm. Tại đây, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ phục hình răng chuyên nghiệp, mang lại cho khách hàng nụ cười khỏe và đẹp.
Nha khoa LISIAM cung cấp các dịch vụ phục hình răng chất lượng và uy tín
Hãy liên hệ với Nha Khoa Thẩm Mỹ LISIAM qua số hotline 0943 138 383 với trụ sở miền Bắc hoặc 0949 948 383 với chi nhánh miền Nam để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH LISIAM DENTAL
Địa chỉ:
- Trụ sở chính miền Bắc: 158 Phố Vọng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Chi nhánh miền Nam: 200 đường Trần Huy Liệu, phường 15, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Hotline:
- Trụ sở chính miền Bắc: 0943 138 383
- Chi nhánh miền Nam: 0949 948 383
Email: siamlinhdo@gmail.com
Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật từ 9h đến 18h00